1. Lạm dụng quá nhiều hình ảnh và quảng cáo

Hiện nay, đặt quảng cáo trên website là hình thức được rất nhiều các doanh nghiệp thực hiện, bởi nó đem lại hiệu quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng các quảng cáo trên website không những làm cho người dùng cảm thấy khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ load của web.

2. Sử dụng theme nặng hoặc theme kém chất lượng

Việc sử dụng theme nặng, có nhiều chức năng không cần thiết cũng là nguyên nhân website load chậm.

Theme kém chất lượng sẽ chưa được tối ưu code, có nhiều đoạn code mã lệnh được cho là dư thừa. Khi cài vào website sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ load web và kéo dài thời gian truy xuất dữ liệu.

Theo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực SEO website và thiết kế website đã chỉ ra rằng: “Việc bạn lựa chọn được theme chất lượng hoặc đơn vị làm web uy tín cài đặt cho web sẽ giảm bớt đi 50% công việc cần làm cho SEO “.

3. Sử dụng quá nhiều Plugin

Plugin là một thành phần vô cùng quan trọng đối với website sử dụng mã nguồn WordPress. Chúng là “trợ thủ” đắc lực cho việc tối ưu web chuẩn SEO. Nếu như bạn cài quá nhiều plugin thì chúng cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu hao dung lượng băng thông đồng thời ảnh hưởng đến tốc độ load web.

4. Trang chủ có quá nhiều thông tin

Việc bạn tham lam đặt quá nhiều thông tin trên trang chủ sẽ cho khách hàng bị loãng thông tin đông thời nó cũng gây ảnh hưởng đến tốc độ tải trang web.

5. Hình ảnh chất lượng cao và nặng

Việc sử dụng hình ảnh trên web cần phải tối ưu (kích thước, dung lượng, định dạng ảnh,..). Nếu như hình ảnh đăng tải có dung lượng quá lớn sẽ khiến cho web chạy chậm, ì ạch và ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. 

6. Không tối ưu database

Trong quá trình hoạt động của website, toàn bộ cơ sở dữ liệu của website sẽ được lưu trữ trên database. Nếu như cơ sở dữ liệu quá nhiều và cồng kềnh sẽ làm cho tốc độ tải trang bị chậm. Bởi vậy, bạn cần tối ưu database để quá trình truy xuất dữ liệu được diễn ra nhanh chóng và đảm bảo không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang web.

7. Đường truyền mạng kém 

Nếu đường truyền mạng gặp các vấn đề như đứt cáp quang hay lỗi mạng thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ truy cập của người dùng. Vì vậy, bạn cần xác định rõ nguồn truy cập website của mình để lựa chọn vị trí đặt và đường truyền phù hợp nhất.

8. JS và CSS chưa được tối ưu

JS là viết tắt của từ Javascript  là ngôn ngữ lập trình, CSS là chữ viết tắt của cụm từ Cascading Style Sheets là một ngôn ngữ được sử dụng để tìm và định dạng lại các phần tử được tạo ra bởi các ngôn ngữ đánh dấu. JS và CSS giúp người dùng trải nghiệm website tốt hơn. Vì vậy nếu 2 yếu tố này chưa tối ưu thì ảnh hướng rất lớn đế tốc độ tải trang.

9. Không tạo bộ nhớ đệm Cache

Bộ nhớ đệm giúp web hạn chế tối đa các tương tác trực tiếp với cơ sở dữ liệu (database), js, css. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được nhiều website tối ưu cache dẫn tới câu truy vấn hoặc tải các thư viện phải tương tác nhiều với server gây nên chậm hệ thống thực thi.

10. Hosting kém chất lượng

Hosting/VPS/Server chậm, chưa tối ưu hoặc không phù hợp để chạy các website có nhiều chức năng phức tạp hay dữ liệu trang chủ đưa lên quá nhiều cũng ảnh hưởng lớn đến tốc độ load của trang web. 

Bạn có thể tự mình kiểm tra các thành phần của website như Ảnh, JS, CSS và các phần tử khác trên web đã tối ưu hay chưa dựa vào công cụ tối ưu website của Google Speed bằng cách bấm vào link sau: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/?hl=vi 

Gửi thông tin nếu cần tư vấn chuyên sâu